Nhà Thờ Cây Vông: Nhà Thờ 300 Năm Kỳ Cựu Nhất Khánh Hòa
Nhà thờ Cây Vông với lịch sử hơn 300 năm tuổi, là một trong các giáo xứ kỳ cựu nhất tỉnh Khánh Hòa. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử đến ngày nay nhà thờ đã trở thành một điểm đến nổi tiếng tại Nha Trang Khánh Hòa. Với lối kiến trúc cổ điện của các nhà thờ, diện tích rộng rãi khang trang cùng với không gian xung quanh quyện trong bầu không khí thanh mát của thiên nhiên nơi đây.
Nhà Thờ Cây Vông Nha Trang ở đâu?
Nhà thờ Cây Vông nằm ngay ranh giới giữa hai xã Diên Sơn và Diên Thủy và một phần phía bên cực Bắc của huyện hành chính Diên Khánh, trên con đường Đồng Khởi, thuộc xã Diên Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một thắng cảnh hữu tình chạy dọc dài 2km hai bên tỉnh lộ 8, tả ngạn sông cái với khu Giáo đường khang trang ở trung tâm. Phía trước thánh đường, xa xa con sông cái hiền hòa uốn khúc tiếp cận đồng lúa Ðồng Hiền tươi tốt hai mùa. Phía sau, bát ngát cánh đồng Ðại Ðiền trù phú bao quanh và dãy Ðại An, Hòn Ngang hùng vĩ chạy dài từ Đông sang Tây.
Nhà thờ có 4 mặt giáp với 4 địa điểm khác nhau, phía Ðông giáp Giáo xứ Ðại Ðiền (từ Cầu Gỗ đến Quán Ðôi đường cái đá, và từ trường học Phú Ðiền đến nhà thờ họ Ngô, ranh giới Diên Ðiền và Diên Sơn). Phía Tây giáp Giáo xứ Ðồng Dài (Hòn Ngang). Phía Nam giáp Giáo xứ Hà Dừa (Sông Cái). Phía Bắc giáp Núi Am Chúa (Diên Sơn 1, Ðại Ðiền Nam).
Vài nét độc đáo về nhà thờ Cây Vông
Nhà thờ Cây Vông thành lập vào ngày 11 tháng 6 năm 1730, được bao bọc bởi thiên nhiên sông núi, nhà thờ như được trời ban cho cái địa thế thuận lợi. Phía trước thánh đường là con sông Cái hiền hòa êm đềm trôi bên cạnh những ruộng lúa Đồng Hiền xanh mát. Phía sau là dãy Đại An ngang nhiên “dẫm” dưới chân cánh đồng Đại Điền trù phú tươi tốt. Phía xa hơn là dãy Hòn Ngang chạy dài từ Đông sang Tây như thiên nhiên có phần như ưu ái cho vùng đất này vậy, bởi vì thế nơi đây luôn mang trong mình những luồng khí thanh sạch nhất.
Đây là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất tại Nha Trang, được dựng nên cùng một thời gian với Hà Dừa, Bình Cang. Được thiết kế với lối kiến trúc cổ điển lịch sự, vừa lại thấy đâu đó sự hiện đại phóng khoáng, diện tích rộng rãi khang trang cùng với không gian xung quanh quyện trong bầu không khí êm đềm nơi đây.
Với không gian rộng, thoáng mát, cùng không khí vừa tôn nghiêm nhưng lại vô cùng thoải mái vui vẻ nên mỗi khi chiều đến các em nhỏ trong giáo dân có thể tụ tập lại trong khoảng không gian nhà thờ cùng nhau nô đùa. Hiện tại giáo dân ở đây có đến 2780 người, nhà thờ đã trở thành đứa con tinh thần không thể thiếu của những người dân nơi đây. Bên cạnh đó, trước kia nhà thờ còn mở những lớp dạy chữ bên cạnh những lớp dạy giáo lý nên đã có rất nhiều giáo dân đã đậu được những trường đại học danh tiếng khác nhau.
Nhà thờ Cây Vông ngày càng phát triển, tinh thần của các giáo dân cũng được nâng cao, nên họ càng tin vào chúa Jesu, tin rằng người luôn theo dõi và ở bên để che chở, giúp những giáo dân của mình vượt qua những khó khăn. Bất kể là ai, khi cho họ một lòng tin, đời sống tinh thần tốt thì cuộc sống sẽ trở nên cải thiện lên đáng kể. Để từ đó, đời sống vật chất cũng dần bắt đầu tốt lên.
Trải qua biết bao nhiêu lần sụp đổ, gây dựng cũng như hơn một đời cha sở cai quản, trong đó có 1 phần là do phần do chiến tranh, phần do thiên tai. Đồng thời cũng nhờ vào sự tận tâm của cha sở, sự giúp đỡ đắc lực của các chức việc và giáo dân. Một niềm tin cũng chắc về một Nhà thờ được gây dựng lại, niềm tin về một đức tin, tin rằng sẽ được chúa Jesu bao bọc chở che. Chính vì thế, đó là những niềm động lực lớn để nhà thờ Cây Vông có thể tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay.
Vào chủ nhật hằng tuần cũng chính là ngày truyền thống bắt buộc của nhà thờ Cây Vông những như những nhà thờ khác. Nhà thờ Cây Vông chia làm hai thời điểm để các giáo dân của mình có thể sắp xếp và đến lễ hoàn toàn ở nhà thờ. Ngoài ra, vào lúc 16h45 – 17h15 chiều hằng ngày, các giáo dân cũng có thể đến nhà thời làm lễ nếu có thời gian.
Lịch sử nhà thờ Cây Vông Nha Trang
- Thành lập: ngày 11 tháng 6 năm 1730
- Bổn mạng: Giuse thợ.
Với chiều dài lịch sử gần 300 năm, giáo xứ Cây Vông là một trong các giáo xứ kỳ cựu nhất của vùng Nha Trang, được hình thành cùng một thời gian với Hà Dừa, Bình Cang. Thánh đường và khu vườn của Nhà Gai là do Cố Giám Mục Tilopolis và các Linh mục thừa sai người Pháp cùng với sự đóng góp của giáo dân đã mua từ những năm 1730.
Nhà Gai, Hà Gai, Nà Gai hay Lò Gai nằm trên khu đất tục danh xứ Tiên Hương, thuộc thôn Phú cốt trên bờ tả ngạn sông cái, xây mặt vào núi Hòn Ngang. Di tích nền thánh đường, nghĩa địa hiện nay vẫn còn và gần đó mấy sào đất thổ là tài sản của giáo xứ, lúc bấy giờ nhà thờ còn chưa có cha sở.
Năm 1851 Tự Ðức ngũ niên, sắc chỉ triều đình cấm đạo, giáo dân chạy tản mác, nhà thờ bị đốt phá thành bình địa. Một khoảng thời gian sau đó, khi tình hình dần lắng dịu, các giáo dân đã tề tựu về xây cất lại thánh đường ở thôn Ðại Ðiền Tây, trên vùng đất của Ông Nguyễn Nay, bấy giờ do Cha Lão làm cha sở tiên khởi.
Năm Văn Thân nổi lên chống Pháp, đồng thời bách hại Công giáo, trong khi cố Minh Garnier lãnh đạo giáo dân Hà Dừa di tản vào Sài Gòn thì giáo dân Cây Vông một số lánh nạn ngoài Hòn Khói (Ninh Hòa ), Tu Bông (Vạn Giã) hoặc đón tàu đi Quy Nhơn, một số còn lại theo Cha Lão lẫn trốn trên núi Hòn Ngang hay chạy trốn trong nhà người lương ở thôn Ðại Ðiền Nam ngày đêm núp trong mái (loại lu lớn) dùng chứa đường.
Khi thánh đường lại một lần nữa bị đốt phá, nên việc tiếp tế cho cha Lão và các chức việc trên núi trở nên nguy hiểm và khó khăn. Lúc đầu giáo dân còn đưa cơm trong ống tre, sau hết gạo, phải lấy trấu rang nghiền nát bỏ vào ống tre đưa lên cho Ngài nấu cháo ăn với lá cây và thịt rừng. Chúa quan phòng sắp đặt, trong thời gian lẫn trốn trên núi. Cha và các chức việc được ăn thịt hươu nai do cọp beo bắt an bỏ dở. Khi tình hình tạm yên, cha con sở đã về tề tựu cùng nhau và đã cây một thánh đường mới ngay trên khu đất hiện nay.
Khi cha Lão đã qua đời và được an táng trong thánh đường, cùng từ lúc đó nhà thờ Cây Vông không còn cha sở nửa, giáo dân phải đi dự lễ khi ở Bình Cang, khi ở Hà Dừa, (đời Cố Ngoan và cố Bình) hoạ hoằn mới có một Cha về dâng Thánh lễ chúa Nhật một lần. Đến năm 1910, cố Quới được thuyên chuyển về hà Dừa, luân phiên một tuần ở Hà Dừa, một tuần ở Cây Vông, lúc này giáo dân mới được thường xuyên dự lễ. Cố Quới vừa coi sóc Hà Dừa, kiêm cả Cây vông và Ðại Ðiền, cho đến năm 1924 ngài qua đời.
Trong trận cuồng phong năm nhâm tý 1912 đã tàn phá khốc liệt Khánh Hòa và làm sập đổ ngôi thánh đường. Ðến năm 1913, cố Quới cho xây cất lại đồ sộ hơn, cột kèo, bàn thờ được chạm trổ tinh vi, tồn tại đến ngày nay. Bão năm nhâm tuất 1922 làm hư tiền đường và mãi đến 1939, Cha Stêphanô Phan văn Bính, với sự cộng tác đắc lực của chức việc và giáo dân, nhất là ông câu nhì Nguyễn Ðiểu (vẽ kiểu và đôn đốc) đã trùng tu lại tiền đường, có tháp chuông kiên cố, song phải đợi đến năm 1952, tháp chuông mới có chuông, do ông Antôn Nguyễn Lâu (đệ tử cố Quới) dâng cúng.
Năm 1938, Cố Quý (P.Tourte) đến làm cha sở trong vòng 6 tháng. Chính Ngài tự tay cưa đục, sửa chữa lại bàn thờ gọn gàng hơn. Đến năm 1941, Linh mục Antôn Nguyễn Chẩm được bổ nhiệm đến coi sóc giáo xứ và cũng từ đó Cây vông liên tục có Linh mục coi xứ. Từ 1941, nhà thờ Cây Vông liên tục có Cha Xứ và lại phải trải qua một thời kỳ điêu đứng nữa. Cha già Antôn đã có công mở mang giáo xứ và để lại trong lòng mọi người một kỷ niệm xương máu và nước mắt.
Năm 1945, Ngài bị vu cáo là Việt Gian và bị tống giam cùng với ông câu nhứt Hồ Khải, ông biện Nguyễn Dược (thân phụ của Linh mục Phêrô Nguyễn quang Sách) ông biện trần Lục và ông hội đồng sự (người Nha Trang tản cư) Khi Ngài còn trong vòng lao lý thì một hôm trời mưa tầm tả, bổn đạo kéo nhau đi xem xử tử việt gian tại bãi Hàn Sao (bãi cát xã Diên Thuỷ) cứ nghĩ rằng vị chủ chăn của mình phải bị rơi đầu, nhưng mọi người đã thở phào nhẹ nhõm khi không thấy có Cha sở mình trong số 7 tử tội bị trói vào cột tre. Sau đó Ngài được thả tự do và bí mật theo dõi.
Đầu năm 1946, một hôm vào khoảng nửa đêm, có tiếng đập cửa nhà xứ gọi cha đi kẻ liệt, gọi mãi không được nhóm người khủng bố nổ súng, đại xuyên qua cửa chính vào nhà may không có ai bị thương. Riêng cha già đêm ấy lánh mặt, nghĩ đêm ở phòng mặt áo sau bàn thờ, gian nan khốn khó chưa phải đã qua.
Khoảng tháng 3/1946, nhà xứ bị bao vây, tấn công cha Già bị thương suýt chết nhưng sau đó cha được cứu thoát và đưa đi chữa bệnh, các giáo dân hoảng sợ, kéo nhau sang tá túc bên Hà Dừa và Thành. Một và giáo dân tìm kế sinh nhai nơi khác, còn lại thì tiếp tục cuộc sống trong lo sợ, hồi hộp, ngày ngày bươn chải làm ăn, tối đi ngủ đồn. Hoàn cảnh trong lúc đó là cuộc tản cư đánh dấu sự tan tác của xứ đạo. Sau khi điều trị 3 tháng tại bệnh viện các bà Vinh Sơn, cha Chẩm về lại giáo xứ với thân xác mặt mũi đầy những vết tích dọc ngang. Sau này khi nhổ tóc ngứa cho Ngài các em nhỏ thỉnh thoảng còn nhổ được những mãnh lựu đạn nhỏ trồi lên trên da đầu Ngài.
Sau ngày 30/04/1975 vì tuổi già sức yếu, Cha Như lâm bệnh cần đi chữa trị và giải phẫu tại Nha Trang, trong khi ấy Ðức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được nhà nước đưa về tạm giam tại nhà xứ Cây Vông vào tháng 8/1975. Ðức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hoà, với sự đồng ý của chính quyền cách mạng đã cho Linh mục Vincent Lê Công Khương về Cây Vông vừa để coi sóc giáo xứ thay cha già Như vừa để giúp đỡ Ðức Cha Thuận bị quản thúc.
Linh mục Lê Công Khương quản xứ từ đầu năm 1976-1990, lúc này thời buổi khó khăn nên mọi sinh hoạt của giáo đều phải được sự cho phép của nhà nước, nên giáo xứ hầu như bị tê liệt, chỉ còn thánh lễ chúa Nhật là chính. Vào khoảng đầu năm 1990, cha già ra đi nghĩ hưu, Ðức Cha Nguyễn Văn Hoà chỉ định Linh mục Alosiô Nguyễn Hùng Vị đương kim phó xứ Bình Cang lên Cây Vông dâng lễ và ban các bí tích vào các ngày Chúa Nhật. Mãi đến ngày 6/12/1990 Linh mục Benedicto Nguyễn Công Phú được Ðức Cha Hoà bổ nhiệm quản xứ Cây Vông mới được phép nhà nước cho nhận xứ và Linh mục Tổng Ðại Diện Phêrô Nguyễn quang Sách lên Cây Vông chủ toạ nghi thức nhận chức.
Nhờ tinh thần phục vụ nhiệt tình của Ngài, nhờ sự hướng dẫn và sự hổ trợ tích cực của Ðức Giám mục địa phận, nhờ luồng gió địa phận, nhờ luồng gió mới đổi thay quan trọng trên thế giới cũng như tại Việt Nam của những năm 1989 đến nay, tình hình sinh hoạt của giáo xứ như đang ở vào thời kỳ phục hưng và phát triển trên nhiều mặt.
Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay
- Linh mục R.P Salomez (Cô Quới) 1913
- Linh mục Stêphanô Phan Văn Bính 1939
- Linh mục Antôn Nguyễn Chẩm 1941
- Linh mục Augustinô Nguyễn Khắc Cần 1948
- Linh mục R.P Jeanningros (Cố Vị) 1955
- Linh mục Martino Nguyễn Hộ 1956
- Linh mục R.P Thomeret (Cố Thơm) 1957
- Linh mục Gioan Phùng Văn Như 11.1957- 1.1976
- Linh mục Vincent Lê Công Khương 1.1976- 6.1990
- Linh mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị 6.1990 - 12.1990
- Linh mục Benedicto Nguyễn Công Phú 6.12,1990 - 8.10.2006
- Linh mục Nicolas Nguyễn Hòa - Phó xứ 2005 - 10.2006
- Linh mục Augustino Mai Hứa 8.10.2006 - đến nay.
Sinh hoạt giáo xứ
Các lớp giáo lý
Dạy giáo lý "không ai được miễn trừ khỏi học giáo lý" nên người người cùng học giáo lý. Ngoài 22 lớp giáo lý cho lớp tuổi từ 5-6 đến 17-18, còn có lớp vào đời lớp dự bị hôn nhân, có kiểm tra, khảo hạch, có cấp chứng chỉ giáo lý và tưởng thưởng khích lệ. Ngoài ra, còn có lớp giáo lý dành cho dự tòng.
Với sự quản lý của cha Sở, nhằm phục vụ các lớp giáo lý cho trẻ em, cha đã tổ chức nhiều khóa đào tạo giảng viên giáo lý của nhà thờ Cây Vông và nhiều nhà thờ lân cận khác. Cho đến hiện nay số giáo lý viên của Cây vông đã đạt trên dưới 40, đây là thành phần tích cực và được chăm sóc tận tình nhất.
Các hoạt động
Cha xứ đã tổ chức các lớp dạy chữ miễn phí, thưởng cho những em đi học để có động lực phấn đấu vì cha biết rằng nạn mù chữ còn tệ hại hơn nạn đói. Để chống nhặn mù chữ, Ngài cũng đã tổ chức các lớp học tình thương để bổ túc văn hóa cho những con em đã từ bỏ việc từ từ lúc còn tiểu học, nhằm góp phần tích cực vào công tác văn hóa xã nhà đang có phong trào tranh đua nhau học hành, trong thời đại đổi mới đất nước, thời đại công nghiệp hóa, nên tại đây đã có rất nhiều con em đã đậu vào các trường đại học nổi tiếng khác nhau.
Nhà thờ Cây Vông Khánh Hòa chắc chắn sẽ là một điểm đến tham quan lý tưởng trong chuyến du lịch đến thành phố Nha Trang.