Làng Nghề Đúc Đồng Truyền Thống Trăm Năm Tại Diên Khánh
Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh là một trong những điểm đến hấp dẫn cho những vị khách yêu thích văn hóa cổ xưa cùng những nét đẹp giản dị, yên bình của làng nghề truyền thống xưa.
Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh ở đâu?
Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khách có tọa lạc tại thôn Phú Lộc Tây thuộc thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, tọa lạc cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 10km.
Mặc dù nằm trên một vùng quê yên bình hẻo lánh, nhưng khi đến đây du khách sẽ ngỡ ngàng với khung cảnh nhộn nhịp, rộn ràng tiếng cười của những nghệ nhân làm nghề, những ánh lửa đỏ bập bùng nung nấu, hay tiếng đúc đồng bắt tai.
Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh là một trong số ít làng nghề được Vua Tự Đức chính thức sắc phong và công nhận là làng nghề truyền thống Việt Nam ta với những sản phẩm tạo nên rất tinh xảo và mang nét đẹp ấn tượng của nghệ thuật đúc đồng.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh
Để đến được Làng Nghề đúc đồng Diên Khánh, du khách dễ dàng di chuyển bằng các phương tiện phổ biến như xe máy, xe bus, taxi, grab, xe du lịch,…. Du khách sẽ phải di chuyển trên tuyến đường 23/10 đến Ngã 3 Thành rồi tiếp tục di chuyển trên đường Lạc Long Quân. Sau đó, rẽ phải vào đường Lê Quý Đôn, đến ngã 3 bạn rẽ trái rồi tiếp tục rẽ phải vào Cầu Thành 1 (Đường Trần Quý Cáp). Đi hết cầu bạn rẽ trái vào đường Trần Phú, sau đó rẽ phải đi tiếp 1 đoạn khoảng chừng 250m nữa là tới được Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh.
Tổng quan về Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh
Với tuổi đời hàng trăm năm tuổi và được truyền từ đời này đến đời khác, nên khi nhắc đến ngày thành lập làng nghề thì chẳng còn ai nhớ rõ được chính xác ngày tháng năm nào nơi đây được ra đời nữa.
Những đôi bàn tay khéo léo tạo nên những sản phẩm tinh xảo, nghệ thuật với nhiều kiểu dáng độc đáo và vô cùng ấn tượng. Những sản phẩm nổi bật như: ly hương, chân đèn, các đồ thờ tự, hay đồ dùng sinh hoạt thường ngày,...Mỗi đồ vật ứng với giá trị đời sống tinh thần và tâm linh của người dần Nha Trang nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung.
Sơ lược về lịch sử hình thành của Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh
Được ra đời từ khoảng thế kỷ 19, làng nghề đúc đồng Diên Khánh được đích thân vua Tự Đức (nhà Nguyễn) công nhận. Trước kia, làng nghề hoạt động theo kiểu hộ gia đình nhỏ lẻ, nhưng khi nhận được sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác thì làng nghề được mở rộng thành các hợp tác xã lớn mạnh, chuyên sản xuất các sản phẩm được đúc bằng đồng.
Hiện nay, Làng nghề có tổng cộng 10 lò nấu đồng với hơn 30 hộ gia đình nối nghiệp và được hoạt động làm nghề theo lối sinh hoạt “đổi công”. Có nghĩa là khi này này nấu thì nhà kia sẽ qua phụ giúp và ngược lại. Việc làm này nhằm giúp lưu giữ nét đẹp văn hóa của làng nghề đúc đồng và để truyền lại cho thế hệ mai sau.
Những năm gần đây, với sự chú trọng đầu tư thay đổi mẫu mã mà các sản phẩm được tao ra rất đa dạng và phong phú, thu hút lượng khách từ các tỉnh ghé tham quan và tìm mua rất đông đảo. Chính vì vậy, đây cũng được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn cho những vị khách yêu thích văn hóa cổ xưa cùng những nét đẹp giản dị, yên bình của làng nghề truyền thống xưa.
Quy trình tạo nên sản phẩm đúc đồng
Để tạo nên những sản phẩm đúc đồng nghệ thuật tinh xảo, thì những người thợ phải thực hiện đủ các bước theo quy trình như sau:
Làm khuôn mẫu
Với nguồn nguyên liệu là đất sét dẽo có sợi để liên kết các khối đất lại với nhau, giấy bản, vôi,... có thể trộn thêm gạch chịu lửa đã được nghiền kỹ để tạo thành những mẫu khuôn đúc.
Có thể nói công đoạn tạo khuôn là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 70% chất lượng và sự thành công của sản phẩm. Do đó, ở bước tạo khuôn này luôn cần có sự khéo léo của các nghệ nhân để tạo nên một sản phẩm không tì vết.
Để có thể thành thạo các quy trình đúc đồng thì cần phải trải qua thời gian từ 3 – 5 năm để học tập và rèn luyện, nên những lớp trẻ hiện nay, thường hay phớt lờ công việc nối dõi công việc nay. Cũng chính vì vậy, mà các chàng trai ở làng thường hay bắt đầu học nghề từ lúc 11,12 tuổi để đến khi trưởng thành thành học có thể dễ dàng là một sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn của đồ đồng Diên Khánh.
Nấu đồng
Nấu đồng là công đoạn dễ mà khó, nên cũng đòi hỏi rất cao về sự kỷ lưỡng và thận trọng, để xem nước đồng đã chảy đều chưa, nhiệt độ để nấu cho vừa đủ thì sản phẩm mới không bị thiếu cũng chẳng bị thừa. Việc làm này kéo dài ít nhất khoảng 10 – 12 tiếng thì mới cho ra được 1 mẻ đồng. Cũng chính vì vậy, mà đây được coi là một công đoạn khó khăn nên phải nhờ đến những nghệ nhân dày kinh nghiệm với đôi mắt có khả năng nhận biết và phán đoán sự thành công của tác phẩm.
Có 2 cách để nung phế liệu đồng là dùng 2 bể thổi lửa than hoa như lò rèn hoặc đun bằng dầu nhớt và đun bằng khí đốt oxygen với nhiệt độ lên tới 1000 độ thì đồng mới có thể nóng chảy. Trước kia đồng được nung theo cách truyền thống là thổi lửa than hoa hoặc dầu nhớt, nhưng hiện nay hầu hết các hộ gia đình đã chuyển thành khí đốt Oxygen để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Đúc đồng
Sau khi đồng được nung chảy hoàn toàn, thì các nghệ nhân sẽ tiến hành rót đồng vào khuôn với điều kiện phải chú ý rót liên tục, không ngừng tay và đảm bảo không cho mồ hôi hay bất kỳ thứ gì khác rơi vào. Việc làm này sẽ giúp cho các sản phẩm tạo ra có độ bóng, không tì vết hay những đường bị chấp nối.
Một ổ khuôn đúc khoảng 100 bộ sản phẩm chân đèn và nấu ít nhất phải 3 mẻ đồng, tương đương với khoảng 1,5 tấn đồng. Mỗi bộ sản phẩm chân đèn sau gia công ở làng đúc đồng Phú Lộc Tây 1 gồm 2 cây đèn, 2 chiếc đài đụng nước, 1 lư cắm nhan và 1 cổ bồng đừng trái cây.
Khu bảo tồn làng nghề truyền thống
Với sự đa dạng nhiều mẫu mã đẹp và giá rẻ của thị trường online, cũng như sự phong phú của những mặt hàng sản phẩm làm bằng sứ, nhựa,.. mà làng nghề đồ thủ công tại Diên Khánh cũng như các làng nghề khác trong cả nước gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm và duy trì làng nghề truyền thống
Do đó, trong những năm trở lại đây bên cạnh việc tạo nên những sản phẩm bằng đồng cung cấp cho nhu cầu của người dân cả nước, thì làng nghề đúc đồng Diên Khánh còn là nơi khai thác du lịch khá tốt. Đây cũng là cách để quảng bá và lưu trữ nét đẹp của nghề truyền thống này trong thời kì đô thị hóa ngày càng gia tăng như hiện nay.
Những lưu ý khi tham quan Làng Nghề Đúc Đồng Diên Khánh
- Nên chọn thời gian tham quan làng nghề vào buổi sáng hoặc chiều mát, để tráng nắng nóng và khói bụi.
- Nên lựa chọn mặc những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát và lựa những đôi giày hoặc dép dễ di chuyển trong quá trình tham quan.
- Nên đội mũ và đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe
- Cần tôn trọng công việc của những người thợ, cũng như không được làm phiền hoặc tự ý chạm vào các dụng cụ, nguyên liệu hay sản phẩm khi chưa được sự cho phép.
- Nếu muốn quay video hay chụp ảnh thì phải hỏi ý kiến của người bán hàng.
- Bạn có thể mua một vài sản phẩm để làm kỷ niệm hay làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Tuy nhiên, trước khi mua bạn cần thương lượng và hỏi giá thật kỹ để mua được giá hợp lý nhé.