logo

Đền Thờ Trần Quý Cáp Diên Khánh Khánh Hoà

Đền thờ Trần Quý Cáp là nơi thờ vị nhà chí sĩ yêu nước của phong trào Duy Tân, người đã anh dũng lãnh đạo nhân dân địa phương chống Pháp. Đền thờ được xây dựng tại khu vực Gò Chết Chém nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, thể hiện lòng tưởng nhớ và tri ân đối với những người anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc. Và đây cũng chính là tình cảm của mọi người dân Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

photo

Nội dung bài viết

Đền thờ Trần Quý Cáp Diên Khánh ở đâu?

Đền Trần Quý Cáp tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đền được xây dựng ở khu vực Gò Chết Chém, cách cầu Sông Cạn (nay là cầu Trần Quý Cáp) khoảng 50m về phía Nam và cách di tích Thành Diên Khánh 1km về phía Tây Bắc.

den-tho-tran-quy-cap-dien-khanh

Tiểu sử về Trần Quý Cáp

Trần Quý Cáp sinh năm 1870 (Canh Ngọ) tại thôn Thai La, làng Bất Nhị, nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tên lúc nhỏ tên là Nghị, sau đổi Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, hiệu là Thái Xuyên. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng hiếu học. Lúc tuổi trẻ, ông đã nổi tiếng là một trong sáu học trò lỗi lạc của cụ Đốc học Mã sơn Trần Đình Phong tại trường Thanh Chiêm cùng với Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Phan Quang.

Năm 1904, ông đỗ Tiến sĩ và được vua Thành Thái bàn cờ “Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, xuất thân đệ nhất danh“ và biển “Ân tứ vinh quy“. Năm 1905, ông cùng các đồng chí Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng định vào Nam hô hào công cuộc Duy Tân. Năm 1907, Ông làm Giáo thọ ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông khởi xướng cách mạng giáo dục, dạy chữ quốc ngữ, tổ chức tập thể dục, cải cách y phục gọn gàng vì thế ông bị thuyên chuyển vào Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Năm 1908, nhân dân Quảng Nam nổi lên xin sưu, kháng thuế, sau lan ra nhiều tỉnh. Thực dân Pháp và Nam triều thẳng tay đàn áp. Các nhà cách mạng ở địa phương gửi tin tức vào cho Ông. Thư bị phát giác, Ông bị bắt và bị khép vào tội mưu phản, lãnh án bị chém ngang lưng tại Khánh Hòa ngày 17 tháng 5 năm 1908 ( Mậu Thân ).

Sau này, di hài Ông được bạn bè và thân nhân đưa về an táng tại quê nhà. Ông đã sống một đời khinh tài, trọng nghĩa, xứng đáng với tám chữ “Sanh ư đạo đức, Tử ư khí tiết“. Ông mất đi, đất nước và tỉnh nhà mất đi một nhà yêu nước với chí hướng cải cách giáo dục, canh tân đất nước.

den-tho-tran-quy-cap-dien-khanh

Tổ Quốc biết ơn ông, nhân dân nhớ thương ông. Ngày nay, tên tuổi ông được đặt tên cho các con đường, trường học … trên cả nước. Năm 1970, nhân dân Khánh Hòa lập đền thờ Trần Quý Cáp cùng với hai người lãnh đạo phong trào Cần Vương Khánh Hòa là Bình Tây đại tướng Trịnh Phong và Tham tán quân vụ Nguyễn Khanh, bên cầu sông Cạn gọi là “Trung liệt điện”.

Tổng quan về kiến trúc đền thờ Trần Quý Cáp

den-tho-tran-quy-cap-dien-khanh

Đền thờ được xây dựng năm Canh Tuất 1970, với cấu trúc tân thời không mang những nét kiến trúc cổ đặc trưng như miếu thờ Trịnh Phong hay các ngôi miếu khác trong vùng, đền thờ Trần Quý Cáp Diên Khánh mang đậm nét tân thời, là sự kết hợp khéo léo giữa lối kiến trúc đền đài pha lẫn hiện đại. Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 350 năm thành lập tỉnh Khánh Hòa và để thuận tiện cho việc xây dựng lại cầu sông Cạn (nay là cầu Trần Quý Cáp), đền đã được di dời lùi vào phía trong cách khu đền cũ khoảng 50m.

Miếu thấp nhỏ, xây theo lối cổ lầu, bốn mái kích thước bằng nhau quay theo 4 hướng. Bốn góc mái ở cổ lầu và mái hạ đều được đắp trang trí bằng các hoa văn, họạ tiết rồng chầu đắp nổi theo lối tân thời. Miếu xoay về hướng Đông, nhìn xuống dòng sông Cạn. Trước miếu có cột cờ cao 3,5m, xây trên bồn nước hình lục giác. Hai bên cột cờ, mỗi bên đều có “Lư vọng liệu“ cao tới 1,5m, ba chân chắc chắn cấu trúc hình móng cọp đặt trên bệ đúc tròn. Đây cũng được chọn dùng nơi để đốt bài vị trong những ngày tế lễ, hoặc đốt thắp sáng trong những ngày nhang khói.

den-tho-tran-quy-cap-dien-khanh

Đền thờ Trần Quý Cáp có diện tích 12m2, toàn bộ nền đều được lát gạch hoa. Bên trong có một bảng hiệu lớn với dòng chữ “Trung nghị cảm nhận” được hiểu đơn giản là cảm phục người trung, bên cạnh đó là các câu đối cùng được đặt xung quanh vị trí này. Có rất nhiều câu đối ở đây được viết với ý nghĩa ca ngợi ý chí anh hùng, vì nước quên thân của những liệt sĩ.

den-tho-tran-quy-cap-dien-khanh

Những câu đối ở phía sau khám thờ được viết riêng cho Trần Quý Cáp để ca ngợi một người chí sĩ yêu nước, một nhà giáo dục lớn, có công với đất nước. Tại chính điện có khắc tên 3 vị liệt sĩ: Phía phải là Diên Khánh Cần Vương tham tán quân vụ Nguyễn Khanh, Ở chính giữa là Quảng Nam Sung Tân Định Giáo thọ Trần Quý Cáp; Phía trái là Khánh Hòa Cần Vương, nghĩa quân đại vương Trịnh Phong. Hai bên tường hồi giới thiệu một số hình ảnh về lăng mộ ở quê hương Trần Quý Cáp và văn thơ các bạn đồng lứa khóc thương cụ Trần khi nghe tin ông bị xử tử ở Khánh Hòa. Bên cạnh đền là cây lồng mức cổ thụ, nơi ghi dấu tội ác của chế độ thực dân phong kiến đã xử tử biết bao chiến sĩ trong các phong trào cách mạng nước ta; phía trên trước mặt đền đắp nổi 3 chữ “Trung liệt điện”.

den-tho-tran-quy-cap-dien-khanh

Hằng năm, vào ngày 17/5 âm lịch, là ngày mất của chí sĩ Trần Quý Cáp, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân và các em thiếu nhi của Thị Trấn và huyện Diên Khánh cùng gia đình đến thắp hương tưởng niệm người chí sĩ yêu nước Quảng Nam đã hy sinh trên mảnh đất Diên Khánh -Khánh Hòa.

Đền thờ Trần Quý Cáp Khánh Hòa đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1991. Chắc hẳn, với mỗi người dân của mảnh đất Diên Khánh thì đây là niềm tự hào về truyền thống yêu nước, lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Với mong muốn gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu từ đời xưa để lại cho đến nay, việc tôn tạo và bảo vệ di tích đền thờ Trần Quý Cáp không còn là trách nhiệm, mà là tình cảm của người dân Diên Khánh – Khánh Hòa thể hiện sự biết ơn đến vị chí sĩ yêu nước đã hi sinh độc lập cho dân tộc.

Các lễ hội nổi bật tại đền thờ Trần Quý Cáp

Đền thờ Trần Quý Cáp là nơi tổ chức các lễ hội nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao của Trần Quý Cáp và các liệt sĩ yêu nước. Các lễ hội được tổ chức vào các ngày lễ quan trọng như:

  • Ngày 17/5 âm lịch hằng năm là giỗ Trần Quý Cáp, ngày mà ông bị xử tử. Nhân dân Diên Khánh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung sẽ đến đền thờ để dâng hương, cúng bài và tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa để ca ngợi vị anh hùng yêu nước.
  • Ngày 16/4 âm lịch là ngày giải phóng Diên Khánh. Đây là ngày mà quân và dân Diên Khánh đã giành được chiến thắng lịch sử trước quân Pháp xâm lược vào năm 1947. Vào ngày này tại đây cũng diễn ra cách hoạt động văn nghệ, văn hóa để tôn vinh truyền thống anh hùng của dân tộc. Đồng thời, vào ngày này nhân dân cũng đến đền thờ để dân hương và cúng bái.
  • Ngày 2/9 dương lịch là ngày lễ Quốc khánh, ngày mà Việt Nam độc lập đươc công nhận trên toàn thế giới. Nhân dân toàn quốc đến đền để dân hương, cúng bái và tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa để khẳng định niềm tự hào và lòng yêu nước.

Lưu ý: Đền thờ là một trong những địa điểm trang nghiêm, nên trong quá trình di chuyển và tham quan du khách vui lòng giữ gìn vệ sinh, trật tự và không được hủy hoại hay làm đổ vỡ các vật trưng bày tại đền.


Chia sẻ bài viết:

Thông tin liên hệ

Địa chỉ:

khu vực Gò Chết Chém - TP. Nha Trang

Email:

info@nhatrang79.com

Điện thoại:

Đang cập nhật

Bài viết liên quan

Tranh Thêu XQ Nha Trang

Tranh Thêu XQ Nha Trang

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, một vị trí khá đẹp, trung tâm nghệ thuật XQ Nha Trang được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn Huế cổ kính và nghệ thuật trưng bày ấn tượng. Với quy mô hoạt động như một làng nghề thêu bằng tay với quy trình công nghệ khép kín đặc biệt, trung tâm nghệ thuật XQ hiện nay đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa không thể thiếu khi đến với Nha Trang.

Đọc bài viết

Giáo Xứ Phước Hải Nha Trang

Giáo Xứ Phước Hải Nha Trang

Nhà thờ giáo xứ Phước Hải là một trong những công trình kiến trúc vững chắc và khang trang thuộc hàng bật nhất tại Khánh Hòa. Với bề rộng 12 mét, chiều dài 24 mét, bình dị, nhà thờ giáo xứ Phước Hải có được một Thánh đường mang bản sắc dân tộc Đông phương, để hòa nhập với dân tộc Việt Nam, thích nghi văn hóa, hội nhập vào cuộc sống và tâm tính mỗi người dân

Đọc bài viết

Dinh Bảo Đại Nha Trang

Dinh Bảo Đại Nha Trang

Công trình mang phong cách của kiến trúc Pháp độc đáo, nằm trên núi Cảnh Long, sở hữu bãi tắm riêng và có tầm nhìn hướng ra biển. Là công trình kiến trúc tồn tại trên dưới 100 năm, ngày nay Dinh Bảo Đại Nha Trang đã trở thành địa điểm tham quan thu hút du khách mỗi khi đến với Nha Trang.

Đọc bài viết

NhaTrang79 logo

Giấy phép kinh doanh lữ hành số: 56-113/2019/TCDL-GP LHQT.

Ghi rõ nguồn "Nha Trang 79" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

DMCA.com Protection Status

Thông tin công ty

Nha Trang 79 Travel

Trực thuộc Công ty TNHH DV&CN ISB

P.201 - Tầng 2 - 45B Vân Đồn - Nha Trang

info@nhatrang79.com

097.117.4868

Thông tin khác

Thanh toán

Liên hệ

Chính sách hủy Tour

Điều khoản sử dụng

Chính sách bảo mật

+10,000

người theo dõi mỗi ngày

+2,000

địa điểm đang có tại Nha Trang

© 2019 - 2024 Nha Trang 79. All rights reserved