logo

Lễ Hội Tháp Bà Ponagar: Lễ Dân Gian Lớn Nhất Khánh Hoà

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang còn có tên gọi khác là lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà, được tổ chức từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động hấp dẫn. Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và là lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Khánh Hòa với nhiều hoạt động vui chơi thú vị.

photo

Nội dung bài viết

Nguồn gốc lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Là một trong các lễ hội mang màu sắc tôn giáo lớn nhất tại Nha Trang, lễ hội này còn có tên gọi khác là lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay lễ vía Bà. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn tại Tháp Bà Ponagar hàng năm vào ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch thu hút đông đảo các tộc người Kinh, Chăm, Raglai và các cộng đồng tộc người khác ở miền Trung, Tây Nguyên tham gia.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar là lễ hội tôn vinh tưởng niệm mẹ Ponagar - mẹ xứ sở của người Chăm, người đã có công lớn trong việc dạy cho người dân cách thức trồng lúa, chăn nuôi, dệt vải... và đưa tộc người Chăm pa đến với một cuộc sống ấm no, một tương lai tươi sáng hơn.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Trong bầu không khí rộn ràng, những lễ nghi đặc sắc, hằng năm lễ hội nhận được sự quan tâm của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Khi tham gia lễ hội, bạn sẽ được hòa mình vào sự vui tươi, nhộn nhịp giữa đoàn người. Cùng với đó là thỏa sức chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp với nhiều kiệt tác kiến trúc của các khu đền tháp hay tham gia nhiều hoạt động thú vị khác khi lễ hội diễn ra.

Ý nghĩa của lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội chính là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, tô điểm thêm bản sắc văn hóa ngày càng đặc sắc. Lễ hội luôn được giữ gìn và lưu truyền mãi đến các thế hệ con cháu và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2012.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Hằng năm mỗi khi đến ngày diễn ra lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang, người dân từ khắp nơi trên cả nước sẽ đến Tháp Bà Ponagar để dâng hương nhằm bày tỏ sự tôn kính, lòng biết ơn đến với Mẫu và cầu mong Mẫu ban cho sức khỏe về cơ thể lẫn tinh thần, tránh xa mọi tai ương, bệnh tật. Trong tim mỗi người dân tỉnh Khánh Hòa, hình ảnh Mẫu chính là biểu tượng đẹp đẽ của những người phụ nữ, những người Mẹ tần tảo luôn bên cạnh tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho con dân đất Việt.

Trong ngày lễ hội diễn ra nhiều hoạt động thú vị, đặc sắc thu hút sự tham gia của nhiều người đến từ các vùng miền khác nhau, qua đó góp phần kết nối cộng đồng lại với nhau, gắn kết mọi người từ mọi miền Tổ quốc. Từ khung cảnh lễ hội đến trang phục và các lễ nghi đều được tái hiện một cách sáng tạo nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của văn hóa dân tộc.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Ngoài ra, Lễ hội được gìn giữ và lưu truyền thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn đến Mẫu và cầu mong sức khỏe, bình an. Đây còn là dịp hội tụ các giá trị truyền thống, giao thoa văn hóa Việt – Chăm.

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Tháp Bà Ponagar

Hằng năm cứ vào ngày 20 – 23 tháng 3 Âm lịch, Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang sẽ được diễn ra tại di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Tháp Bà Ponagar. Lễ hội có sự tham gia của tộc người Chăm cũng như một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế,…

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Sau khi các nghi lễ kết thúc, bạn có thể đến cùng giao lưu, gặp gỡ và chụp ảnh lưu niệm với người dân nơi đây. Cứ khoảng đến tháng 3 âm lịch là nơi đây lại rộn rã, nhộn nhịp để tổ chức ngày lễ lớn trong năm. Để chuyến hành trình khám phá mảnh đất Nha Trang đầy ý nghĩa thì bạn có thể đến đây vào dịp này nhé.

Nét đẹp văn hóa của lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm, gồm những nghi thức chính sau:

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Lễ thay y

Lễ này được tiến hành đúng giờ Ngọ ngày 20 tháng 3. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Các thành viên trong đội thay y thực hiện việc sắp xếp đồ lễ trong dinh và cởi xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và cánh hoa có mùi thơm, với 5 loại nguyên liệu.

Sau khi tắm, tượng Mẹ được mặc xiêm y và mũ miện mới do người dân dâng cúng. Những bộ xiêm y sau khi thay được giặt sạch, rồi đưa ra trưng bày để nhân dân chiêm ngưỡng. Nước và khăn dùng để tắm tượng cho Mẹ xong được người dân xin về để lấy phước hoặc rửa mặt hay tắm cho trẻ con, hoặc tưới lên ghe thuyền,... với mong muốn để trừ tà, trẻ con hay ăn và khỏe mạnh, người bệnh mau lành, những ghe, thuyền ra khơi gặp nhiều may mắn.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Lễ thả hoa đăng

Được diễn ra từ 19 giờ đến 21giờ ngày 20 tháng 3. Nến và hoa được thả trên sông để cầu siêu cho các vong linh, với hơn mười ngàn chiếc hoa đăng nhỏ và năm hoa đăng lớn.

Lễ cầu quốc thái dân an

Được bắt đầu từ 6 giờ đến 8 giờ ngày 21 tháng 3, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa thực hiện. Đây là đại lễ cầu cho đất nước thanh bình, phồn vinh, nhân dân an vui, hạnh phúc.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Lễ cúng Ngọ, cúng thí thực

Được diễn ra từ 12 giờ đến 12 giờ 30 ngày 21 tháng 3 tại ngôi tháp chính, để dâng Mẫu và bố thí cho các cô hồn.

Tế lễ cổ truyền

Được diễn ra từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 23 tháng 3, do các cụ hào lão đình Cù Lao dâng lễ theo nghi thức cổ truyền, rất trang nghiêm.

Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương

Được diễn ra từ 6 giờ đến 9 giờ ngày 23 tháng 3. Sân lễ được dựng trước Mandapa, mặt hướng vào điện thờ Đức Thánh Mẫu. Vật phẩm dâng cúng trong lễ bao gồm hương đăng, trầu cau, rượu, vàng bạc, một phong bì đựng tiền (không bắt buộc) và một khay để hai roi chầu. Hát thứ lễ là hát cúng Bà và hát cho thần linh xem, do các đoàn Hát Bội thực hiện. Trong lúc diễn, yêu cầu diễn viên phải diễn nghiêm túc và tích tuồng được diễn cũng phải được chọn lựa và theo dõi gắt gao. Lễ Tôn Vương được cử hành rất trang trọng trước khi tuồng kết thúc và trở thành một lệ bắt buộc phải có khi hát ở lễ hội Tháp Bà.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Lễ Dâng hương tạ Mẫu

Được diễn ra từ 23 giờ đến 24 giờ ngày 23 tháng 3, để dâng hương đăng lễ tạ Mẫu.

Múa Bóng và hát Văn

Được diễn ra trong suốt các ngày lễ hội. Một mùa lễ hội, trong và ngoài tỉnh có khoảng hơn 100 lượt đoàn vào tháp dâng lễ Mẫu, sau đó biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước tháp chính. Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có những buổi biểu diễn các tích tuồng cổ liên quan đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu.

Bên cạnh đó, múa Bóng là một hoạt động đặc sắc trong lễ hội Tháp Bà. Đến nay, Múa Bóng vẫn được người dân Nha Trang duy trì thực hiện trong các ngày lễ. Theo các cụ hào lão, ngày xưa xóm Bóng là nơi các vũ nữ Chăm về ở để biểu diễn Múa Bóng tại di tích và Lễ hội Tháp Bà.

le-hoi-thap-ba-ponagar-nha-trang

Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu

Được diễn ra từ 10 giờ đến 15 giờ ngày 23 tháng 3. Hội này dành cho các đoàn về dự lễ hội tháp Bà. Nước được Ban tổ chức lấy từ chùa Hang về để trong các vại đặt dưới Mandapa. Các đoàn cử người thi đội chum nước từ Mandapa rước nước lên tháp để dâng Mẫu. Mâm quả được các đoàn chuẩn bị và thi đội nào sắp xếp đẹp nhất để dâng Mẫu. Mâm lễ của đoàn nào đẹp nhất được dâng lên Mẫu ở tháp chính, các mâm còn lại sẽ được dâng ở các tháp khác trong di tích Tháp Bà Ponagar.

Với bầu không khí rộn ràng và những nghi lễ trang nghiêm, đặc sắc, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội Tháp Bà Ponagar trong chuyến du lịch Nha Trang vào tháng 3 âm lịch nhé.


Chia sẻ bài viết:

Thông tin liên hệ

Địa chỉ:

Di tích lịch sử, văn hóa Tháp Bà Ponagar, đồi Cù Lao, P. Vĩnh Phước, TP. Nha Trang

Email:

info@nhatrang79.com

Điện thoại:

Đang cập nhật

Bài viết liên quan

Địa Điểm Du Lịch Nha Trang

Địa Điểm Du Lịch Nha Trang

Nha Trang thu hút đông đảo khách du lịch cả trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp của biển đảo, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, con người và văn hóa nơi đây. Nếu bạn không biết nên đi đâu thì lưu ngay 13 địa điểm du lịch Nha Trang dưới đây để có một chuyến khám phá thành phố xinh đẹp này thật trọn vẹn nhé.

Đọc bài viết

Nha Trang Có Gì Chơi?

Nha Trang Có Gì Chơi?

Nha Trang có gì chơi? Review chi tiết những địa điểm du lịch mới nổi hot nhất mà khi đến Nha Trang bạn không thể bỏ lỡ. Sở hữu bờ biển dài, những bãi cát trắng mịn và làn nước biển xanh trong vắt, Nha Trang chính là một nơi lý tưởng để bạn nghỉ dưỡng, thư giãn và chinh phục những trải nghiệm thú vị. Nào, hãy cùng Nha Trang 79 Travel tổng hợp các địa điểm nhất định phải ghé thăm nhé!

Đọc bài viết

Lễ Hội Festival Biển Nha Trang

Lễ Hội Festival Biển Nha Trang

Lễ Hội Festival Biển Nha Trang 2024 được diễn ra nhằm tái hiện biển ở nhiều vẻ đẹp khác nhau, từ âm nhạc, vũ điệu, ánh sáng đến thực cảnh tại Quảng trường 2 Tháng 4, TP Nha Trang.

Đọc bài viết

NhaTrang79 logo

Giấy phép kinh doanh lữ hành số: 56-113/2019/TCDL-GP LHQT.

Ghi rõ nguồn "Nha Trang 79" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

DMCA.com Protection Status

Thông tin công ty

Nha Trang 79 Travel

Trực thuộc Công ty TNHH DV&CN ISB

P.201 - Tầng 2 - 45B Vân Đồn - Nha Trang

info@nhatrang79.com

097.117.4868

Thông tin khác

Thanh toán

Liên hệ

Chính sách hủy Tour

Điều khoản sử dụng

Chính sách bảo mật

+10,000

người theo dõi mỗi ngày

+2,000

địa điểm đang có tại Nha Trang

© 2019 - 2024 Nha Trang 79. All rights reserved